Người xưa có câu: “Thứ gì ngăn cách mình với mặt đất thì phải thật tốt: móng nhà, lốp xe và giày.” Móng nâng đỡ ngôi nhà. Lốp nâng đỡ cả cỗ xe. Đôi giày nâng đỡ cả cơ thể. Ba thứ ấy nhất thiết phải thật vững chãi, đặc biệt là giày – thứ gắn bó chặt chẽ với chúng ta hàng ngày hàng giờ.

>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến giày tây nam mau hỏng


Bạn tự hỏi liệu điều gì làm nên sự bền vững trong cấu trúc đôi giày? Nếu có, hãy cùng chúng tôi đi ngược lại vài trăm năm để tìm hiểu về nghề giày truyền thống trước khi ngành công nghiệp keo dán được phát minh.


Thời sơ khai, tất cả các đôi giày đều được may tay tỉ mỉ từng chi tiết. Cách làm này rất chậm và khó, đòi hỏi người làm giày có trình độ cao. Bù lại, mỗi đôi giày làm ra là một kiệt tác, dù mang đến 10 năm hay 20 năm vẫn có thể hồi phục như mới. Số sản phẩm tạo ra rất ít và chỉ dành cho một số lượng nhỏ quý tộc. Đôi giày trở thành biểu tượng của địa vị xã hội lúc bấy giờ.


>>Xem thêm: giaycaonam4vietnam.com/details/cach-bao-quan-va-ve-sinh-giay-tay-nam-cao-cap.html

Khi công nghiệp keo dán được phát minh, nó đã thay đổi toàn bộ ngành giày dép. Để phục vụ số đông, người ta tập trung vào số lượng thay vì đầu tư cho chất lượng. Yêu cầu đối với sản phẩm cũng dễ dãi hơn, thiết kế không còn được trau chuốt như ban đầu. Đôi giày dán đế chỉ dùng được 1, 2 năm là phải thay. Chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi vô tình đã huỷ hoại ý nghĩa của đôi giày.


Những hãng giày truyền thống, đắt tiền là những nơi duy nhất còn giữ lại các quy trình làm giày thủ công truyền thống. Họ tập trung phục vụ một tầng lớp khách hàng thượng lưu trên thế giới, với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và mẫu mã.


Tất cả các đôi giày phải được may đế để đảm bảo độ bền chắc cũng như khả năng bảo vệ đôi chân tuyệt đối.

Nguồn: internet