Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Thạch Thất
Luật sư hòa bình tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp dân sự đất đai nhà ở tại tòa án nhân dân huyện Thạch Thất, làm đơn khởi kiện, các viết đơn khởi kiện, đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, đơn khởi kiện tranh chấp lao động tư vấn thủ tục khởi kiện tại các xã Bình Phú • Bình Yên • Canh Nậu • Cẩm Yên • Cần Kiệm • Chàng Sơn • Dị Nậu • Đại Đồng • Đồng Trúc • Hạ Bằng • Hương Ngải • Hữu Bằng • Kim Quan • Lại Thượng • Phú Kim • Phùng Xá • Tân Xã • Thạch Hòa • Thạch Xá • Tiến Xuân • Yên Bình • Yên Trung, thị trấn liên quan....

I. NHỮNG TRANH CHẤP DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN (Điều 26 Bộ Luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015)

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

II. QUYỀN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 186 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về Quyền khởi kiện vụ án như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

- Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ luật này quy định có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

IV. NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ

Để xác định nơi nào, tòa án nào sẽ là nơi nhận đơn và hồ sơ khởi kiện thì cần căn cứ vào thẩm quyền của tòa án theo cấp hoặc theo lãnh thổ hoặc tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, cụ thể:

1. Thẩm quyền Tòa án theo cấp:

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại

khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Điều 38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Theo đó thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

3. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 40...)

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

V. ÁN PHÍ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

5. Mức án phí dân sự sơ thẩm

a. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng

b. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

VI. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

VII. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ, VỤ ÁN DÂN SỰ (Điều 159 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011)

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

+ Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

+ Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2. Một số thời hiệu khởi kiện cụ thể:

- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự: 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 427 BLDS);

- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 607 BLDS);

- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 BLDS):

+ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;

+ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;

Một số lưu ý quan trọng:

* Chuẩn bị Đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo (hồ sơ khởi kiện).

Một nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng Dân sự là: Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện. Vì vậy, muốn khởi kiện thì người khởi kiện phải có đơn khởi kiện để nêu lên yêu cầu khởi kiện của mình.

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện được ban hành theo mẫu số 01, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Tuy nhiên để soạn thảo một đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung và phù hợp với yêu cầu khởi kiện thì không phải bất kỳ ai cũng có thể soạn thảo, vì vậy khi cần soạn thảo đơn khởi kiện, người khởi kiện nên nhờ Luật sư hoặc những người có hiểu biết về pháp luật soạn thảo, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.

Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện cần phải nộp thêm những tài liệu đính kèm để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ vào hợp pháp:

Ví dụ 1: Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn thì người khởi kiện cần phải chuẩn bị tài liệu kèm theo gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; CMND, sổ hộ khẩu của người khởi kiện; Giấy khai sinh của các con (nếu có tranh chấp về con); Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu các loại tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)…, các tài liệu khi cung cấp cho Tòa án cần phải là bản sao cho chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ 2: Khi nộp đơn khởi kiện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động cần phải nộp những tài liệu kèm theo gồm:

Hợp đồng lao động; Thông báo chấm dứt HĐLĐ; Quyết định chấm dứt HĐLĐ hoặc các văn bản chứng minh việc người sử dụng lao động đã chấm dứt HĐLĐ; CMND và sổ hộ khẩu của người khởi kiện;…

Tuy nhiên, trong trường hợp vì những lý do khách quan mà tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện chưa cung cấp được những tài liệu kèm theo thì người khởi kiện có thể bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Lưu ý: Hiện nay có một số Tòa có thêm yêu cầu đối với người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện cần phải nộp kèm theo một số tài liệu sau:

1. Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn;

2. Giấy xác nhận giá đất tại địa phương (theo giá nhà nước + giá thị trường);

3. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

4. …..

Theo quan điểm của tác giả thì những yêu cầu trên của Tòa án là không đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện cũng cần xem xét về khả năng cung cấp các tài liệu nêu trên cho Tòa án, nếu có khả năng thì người khởi kiện cần thu thập để cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu.

* Nộp đơn khởi kiện.

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, công việc còn lại là nộp đơn khởi kiện. Theo quy định thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện theo hai hình thức: Nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền; Nộp qua đường bưu điện. Tuy nhiên, trên thực tế việc nộp đơn qua đương bưu điện ít được nhiều người sử dụng, bởi lẽ khi nhận được đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì thời gian giải quyết của Tòa án tương đối lâu so với việc nộp trực tiếp, hoặc có thể bị thất lạc trong quá trình gửi.

Đa phần người khởi kiện chọn giải pháp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, khi nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì người khởi kiện cần lưu ý một số trường hợp:

- Cán bộ nhận đơn thường yêu cầu bổ sung thêm những tài liệu không phù hợp với quy định của pháp luật:

Ví dụ: yêu cầu cung cấp biên bản hòa giải tại xã, phường, thị trấn đối với yêu cầu ly hôn hoặc tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Yêu cầu cung cấp biên bản hòa giải tại cơ sở đối với tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ…

- Cán bộ nhận đơn “đẩy” sang một Tòa án khác.

Đây là trường hợp tương đối phổ biến, nhất là trong những vụ án tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt HDLĐ mà người lao động làm việc tại chi nhánh có trụ sở ngoài địa bàn quận, huyện, tỉnh so với trụ sở chính. Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp này NLĐ có quyền lựa chọn Tòa án nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động; Tòa án nơi có địa chỉ chi nhánh; Tòa án nơi cư trú của NLĐ; Tòa án nơi NLĐ làm việc, tuy nhiên khi NLĐ chọn 01 trong 04 Tòa án trên thì các Tòa thường “đẩy” cho nhau.

Khi gặp những trường hợp này người nộp đơn cần phải yêu cầu người nhận đơn phải nhận đơn và có văn bản yêu cầu bổ sung, hoặc văn bản trả lại đơn khởi kiện nêu rõ những căn cứ pháp luật.

Ngoài ra, khi nộp đơn trực tiếp thì có nhiều Tòa án không cấp biên nhận đơn khởi kiện cho người nộp đơn, trong khi việc cấp biên nhận đơn (thông báo nhận đơn khởi kiện) là quy định bắt buộc theo quy định. Vì vậy khi nộp đơn người khởi kiện cần yêu cầu cán bộ nhận đơn cung cấp biên nhận, nhận đơn khởi kiện để làm cơ sở yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn khởi kiện tranh chấp của Luật Hòa Bình

- Tư vấn chung về thủ tục khởi kiện tranh chấp dân sự, vụ án dân sự;

- Tư vấn và cử luật sư chuyên tránh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan tiến hành tố tụng;

- Tư vấn pháp luật trong quá trình chuẩn hị hồ sơ khởi kiện tranh chấp;

- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự;

- Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự......