Dự báo Năm 2019 sẽ mở ra thời kỳ triển khai dự án xa trung tâm của các Công ty bất động sản tại Tp.Hồ Chí Minh. Nhiều công ty địa ốc có trụ sở tại TP HCM sẽ bước vào cuộc đổ bộ lớn ra các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, thậm chí là tiến về các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và xa hơn là các tỉnh miền Trung để phát triển dự án và bán hàng.
Đây không phải là hướng đi mới lạ nhưng xu hướng ngược dòng rời khỏi thị trường sôi động là thành phố Hồ Chí Minh lần này được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ nhất trong nửa thập kỷ qua.
Nguyên nhân nhiều công ty bất động sản dịch chuyển sản phẩm ra khỏi thành phố là do các thủ tục pháp lý cho dự án trên địa bàn thành phố diễn biến chậm, do đó việc ưu tiên các dự án tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ quay vòng vốn.
Chiến lược mở rộng thị trường ra khỏi địa bàn thành phố này sẽ là con át chủ lực của nhiều công ty bất động sản trong 1-2 năm tới. Ngoài ra, để đa dạng hoạt động kinh doanh, nhiều công ty đã mở rộng thêm mảng xây dựng nhằm tăng doanh thu cho năm 2019.
Hay có thể kể đến Phú Đông Group một trong những công ty có hệ thống lâu đời thành công về xây dựng, bất động sản, giáo dục và du lịch hàng đầu trên cả nước, cũng có những bước chuẩn bị các quỹ đất khu vực giáp ranh thành phố để phát triển như dự án khu dân cư Him Lam Phú Đông, Căn hộ Him Lam Phú Đông, Căn hộ Phú Đông Premier và sắp tới triển khai Căn hộ Phú Đông 3 Phú Đông Sky Garden…

Tiến độ dự án Phú Đông Premier ở Dĩ An, Bình Dương. Chỉ cách đường Phạm Văn Đồng, Q. Thủ Đức, Tp.HCM 500m. Đây là một trong những dự án của Phú Đông Group được bán hết sạch toàn bộ 657 căn hộ, chỉ trong một tháng mở bán bởi các yếu tố tuyệt vời mà một người ở trong căn hộ cần, thì Căn hộ Phú Đông Premier đều có thể đáp ứng gần như trọn vẹn nhất.
Công ty Kim Oanh Real, có văn phòng đặt tại Bình Thạnh, TP HCM, nhưng chuyên phân phối đất nền và nhà liền thổ tại các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cho biết tiếp tục mở rộng địa bàn tỉnh trong năm 2019. Thậm chí, chung cư đầu tiên doanh nghiệp này chào sân thị trường nhà cao tầng, cũng chưa vội nhắm đến thị phần căn hộ cực lớn tại Sài Gòn, mà chọn giải pháp an toàn là Bình Dương, để phát triển dự án.

Du an can ho phu dong premier Cơ sở hạ tầng của khu hành chính Dĩ An, Bình Dương chỉ cách Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh vào phút di chuyển.
Trong khi đó, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long nhiều khả năng sẽ khởi động chiến dịch bán hàng tại dự án Waterpoint (quy mô 355 ha) tại Bến Lức, Long An trong năm 2019. Bởi lẽ, trước đó, từ giữa năm 2018, doanh nghiệp đã lần lượt khởi công và động thổ cũng như công bố các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài rót vốn vào dự án này. Thị trường Long An được xem là con át chủ lực trong chiến lược đánh bắt xa bờ, vươn ra khỏi địa phận TP HCM giai đoạn 2018-2020 của doanh nghiệp này.
Từng là doanh nghiệp có thị phần bán nhà ở rất lớn tại TP HCM trong gần một thập niên qua, nhưng kể từ năm 2018 Novaland đã manh nha khởi động chiến lược “đánh bắt xa bờ”, hướng về các tỉnh. Năm Kỷ Hợi, cuộc viễn chinh của doanh nghiệp này dần mở rộng và ngày càng dạt ra các địa bàn xa Sài Gòn hơn.
Năm 2019, Tập đoàn Novaland hiện thực hóa giai đoạn 2 của chiến lược kinh doanh với 2 lĩnh vực trọng tâm là bất động sản và dịch vụ du lịch. Trong đó, tập đoàn sẽ triển khai mạnh mảng dịch vụ Du lịch – NovaTourism với 3 thương hiệu sản phẩm chính là NovaHills Phan Thiết, Bình Thuận, NovaBeach tại Cam Ranh, Khánh Hòa và NovaWorld tại Bà Rịa – Vũng Tàu, và giới thiệu thêm khoảng 2.300 sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tổng quỹ đất hiện có đạt 2.650 ha.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa nhận xét, làn sóng các công ty bất động sản tại Sài Gòn ồ ạt đổ bộ về các tỉnh lân cận thành phố diễn ra mạnh mẽ trong năm Kỷ Hợi, là kịch bản đã được lường trước.
Chuyên gia này phân tích, năm 2019 thị trường bất động sản TP HCM có biến động lớn về nguồn cung trong bối cảnh thành phố hạn chế cấp phép dự án mới và rà soát pháp lý hàng loạt dự án cũ. Để duy trì hoạt động kinh doanh, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng dịch chuyển ra các tỉnh vùng ven để buôn bất động sản.
Làn sóng các nhà phát triển địa ốc Sài Gòn đổ xô “đánh bắt xa bờ” có thể được xem là động thái phòng tránh rủi ro về chi phí tài chính (đầu tư vốn vào dự án nhưng chưa đủ điều kiện bán), đồng thời lấp chỗ trống khi rổ hàng tại thị trường chính bị thiếu hụt, mở rộng ra thị trường phụ, để hoàn tất mục tiêu kinh doanh và duy trì bộ máy.
Theo ông Nghĩa, để phát triển thành công các dự án bất động sản ở các tỉnh ven, lân cận, giáp ranh thậm chí cách xa Sài Gòn, doanh nghiệp phải tính đến 3 bài toán. Thứ nhất, giao thông và kết nối vùng phải tốt. Thứ hai, khả năng bán hàng tốt và thanh khoản cao. Thứ ba, kéo được dân về ở.Ông Nghĩa đánh giá, với các doanh nghiệp bất động sản có quy mô lớn hoặc quy mô tập đoàn, với lợi thế trường vốn và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cơ hội làm nên những cuộc cách mạng về việc giãn dân của các đơn vị này là rất lớn. Ngay cả khi hạ tầng giao thông các địa phương chưa kịp kết nối, nếu các doanh nghiệp chủ động đầu tư xây dựng hoặc có kiến nghị xin chủ trương đầu tư đường sá, để tạo sự liên kết vùng, là một bước đi khôn ngoan.