Thiên Long Sửa Chữa Wifi, Pc, Laptop, Máy In Tại Nhà HCM

Thiên Long Computer: 02866 507 709 (Viettel) – 0932 743 732 (Zalo) TỚI SỬA TẬN NƠI TP.HCM

KHUYẾN MÃI: Nạp Mực in 80,000 vnđ Sửa Vi Tính Pc, laptop, Cài Win Tận nơi 150,000 vnđ (Trọn Gói Tại Nhà)

thay dum máy in quận 3

thay drum máy in

Trống máy in hay còn gọi là Drum máy in là một trong những bộ phận quan trọng của máy Photocopy. Nếu chiếc máy photocopy thiếu linh kiện này thì không thể nào thực hiện được những chức năng của nó được nữa. Vậy cấu tạo Trống máy in là gì? Drum máy in là gì? Công dụng của nó ra sao? Và khi nào thì cần thay trống hay Drum máy in. Bài viết hôm nay của Khánh Nguyên sẽ trả lời tất tần tật cho bạn những câu hỏi đó. Hãy cùng theo dõi nhé.

MÁY PHOTOCOPY KHÁNH NGUYÊN

CẤU TẠO CỦA TRỐNG MÁY IN
TÌM HIỂU VỀ TRỐNG MÁY IN (DRUM)



Trống máy in hay Drum máy in là thuật ngữ mà dân kỹ thuật sử dụng máy photocopy thường hay nói. Cấu tạo của Trống, Drum máy in là gì? Trống máy in được cấu tạo từ 4 thành phần. Bao gồm như sau:

Lõi trống máy in: Được làm từ chất liệu kim loại phi từ tính, chủ yếu bằng nhôm. Có hình dáng là trụ tròn, rỗng bên trong.
Mặt trống: Bề mặt trống được phủ một lớp quang dẫn.
Nhiễm điện: có tác dụng nhiễm điện tích âm và bảo lưu điện tích khi ở trong bóng tối.
Cảm quang: sẽ bị mất điện tích khi gặp ánh sáng chiếu vào. Nếu ánh sáng càng mạnh thì khả năng mất điện tích càng nhiều và ngược lại. (Có tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào)
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỐNG MÁY IN (DRUM)
Khi máy photo sao chụp thì hình ảnh sẽ được quét và được xử lý sau đó sẽ chuyển xuống trống để tạo ra hình ảnh với quy trình như sau:

1. Tích điện cho trống: Khi trống quay, Bề mặt của nó lướt qua điện cực trống. Điện cực trống là điện cực dương, vì vậy mặt trống nhiễm điện dương nếu quay qua.

2. Hiện ảnh trên mặt trống: Trống được phủ một lớp quang dẫn, lớp quang dẫn này chỉ dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào. Ban đầu trống được phủ lớp điện tích cùng chiều với mực bởi thanh cao áp. Sau đó laser chiếu vào trống, chỗ nào được chiếu sáng thì chỗ đó sẽ trung hòa, và mực sẽ hút chỗ đó. Còn lại toàn bộ bề mặt trống đẩy mực khiến cho bản in có độ nét.

3. Bơm mực vào trống: Mực là bột màu đen được nhiễm điện tích âm. Vì vậy khi chúng đến mặt trống, chúng sẽ bị hút vào chỗ nhiễm điện dương ở mặt trống.

4. Chuyển nét mực trên mặt trống sang giấy trắng: Đó là sự chuyển động của trang giấy qua điện cực thứ hai còn được gọi là điện cực giấy. Điện cực này làm giấy nhiễm điện dương. Do đó nét mực từ mặt trống được chuyển sang giấy.\

5. Trang giấy di chuyển qua bộ phận sấy có nhiệt độ cao làm nóng để các hạt mực tan chảy và kết dính vào nhau. Từ đó tạo ra những bản in hoàn hảo.